Đền Hồ Nam được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh theo Quyết định số: 3423-QĐ/UBND, ngày 25 tháng 10 năm 2011 của UBND Tỉnh Hà Tĩnh. Nằm trong quần thể khuôn viên chung với Chùa Quả có diện tích là 10.250m2

 

            Đền Hồ Nam trước nằm ở phía Nam của hồ Mai (được gọi như thế để phân biệt với các đền Hồ Tây, Hồ Trung trong khu vực). (Trước đây tại các làng Yên Trung và Đông Yên có bốn ngôi đền gọi là Hồ Tây, Hồ Trung). Sau hàng trăm năm tồn tại, do thiên tai bão lũ và cả ý thức của con người, đặc biệt trong quá trình hợp tự năm 1947 và trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các ngôi đền này đều bị hư hại hoặc dỡ bỏ chỉ còn lại Đền Hồ Nam với diện tích khi đó chỉ 2.300m2.

          Được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ XVI (thời Lê Trung Hưng, đời vua Lê Anh Tông). Ban đầu ngôi đền có ba tòa thượng, trung và hạ điện được chạm trổ khá sắc sảo, tinh vi, nay chỉ còn hai tòa thượng, hạ điện và một am thờ dược sư bên cạnh; Đền Hồ Nam trước là nơi thờ tự ba vị Thành Hoàng, nay thờ tự ba vị khoa bảng Thị lang Phấn nghĩa Hầu Trần Dực, Thượng thư Bùi Sằn và Nguyễn Thế Lộc.

          Theo cuốn “Địa chí huyện Đức Thọ” (Chương I: Địa hình, khí hậu) thì Đền Hồ Nam hiện nay thờ ba vị khoa bảng là Trần Dực, Bùi Sằn và Nguyễn Thế Lộc. cụ thể:

          Ông Trần Dực: sinh năm Ất Sửu (1465), mất năm Nhâm Dần (1512), Tại văn bia số 10 Văn Miếu Quốc Quốc Tử Giám có khắc tên ông.

          Ông Bùi Sằn: Không rõ năm sinh, năm mất, chỉ biết ông sinh vào khoảng đầu thế kỷ XVI, người thôn Yên Trung tổng Việt Yên. Vào khoảng đời vua Lê Tương Dực (niên hiệu Hồng Thuận: 1509-1515), ông làm gia khách cho một thân vương về sau mở trường dạy học ở phía đông Mai Hồ, học trò gần xa theo học rất đông trong đó có cả con của các thân vương quyền quý đến thụ nghiệp.

           Ông Nguyễn Thế Lộc: Theo cuốn “Địa chí huyện Đức Thọ” phần thứ IV – các xã, thị trấn, tiểu mục Thị trấn Đức Thọ ghi: “Nguyễn Thế Lộc là con thứ bảy của Nguyễn Bá Lai, hậu duệ của Nguyễn Xí”. Nguyễn Bá Lai là người lập làng Đông Yên và được người dân lập đền thờ, tôn làm Thành Hoàng của làng.

           Năm 1947 trong phong trào hợp tự, các Đền Hồ Tây, Hồ Trung và Chùa Quả bị dỡ bỏ, các đồ tế khí được đưa về thờ tự ở đây. Năm 1972 ngôi dền bị bom Mý đánh phá, nhà Hạ Điện bị sập một phần sau đó được phụng dựng lại.

          Qua quá trình khảo sát thực tế tại di tích, quá trình nghiên cứu tìm hiểu các tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Tả thị lang Phấn nghĩa Hầu Trần Dực, Thượng thư Bùi Sằn và của Nguyễn Thế Lộc, cùng với những hiện vật còn lưu giữ được thì Đền Hồ Nam thuộc loại hình di tích lịch sử văn hóa cổ ra đời cách đây hàng trăm năm ở một vùng đất giàu truyền thống yêu nước và khoa bảng. Trải qua hàng trăm năm tồn tại, sau nhiều lần nâng cấp tôn tạo cho đến hôm nay đền Phúc Thái cổ vẫn giữ được phần nào kết cấu kiến trúc và ý nghĩa thờ tự tưởng niệm Tiến sỹ Tả thị lang Bộ hộ Phấn nghĩa hầu Trần Dực, Thượng thư hành khiển Bùi Sằn và Công thần Nguyễn Thế Lộc, ghi nhận những công lao đóng góp của các ông đối với quê hương đất nước năm 2011 được UBND tỉnh Hà Tĩnh công nhận là di tích LSVH cấp tỉnh. Năm 2012 được nhiều người dân cũng như các phật tử có mong muốn trùng tu tôn tạo, nâng cấp Đền Hồ Nam gắn với xây dựng Chùa Quả, UBND Thị đã có tờ trình về mở rộng khuôn viên ở thửa đất liền kề với diện tích 9.800m2, đồng thời trùng tu, tôn tạo với mức đầu tư là 3.548.012.000đ (nguồn kinh phí xin sự đầu tư của Tỉnh, huyện và huy động phát tâm công đức của nhân dân phật tử, các doanh nghiệp, con em trong và ngoài địa phương.

Tệp đính kèm


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
     Bình chọn
    Thống kê: 161.550
    Online: 35