Với sự định hướng, lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thế hệ cán bộ, hội viên Hội Nông dân Việt Nam đã phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của tổ chức Hội và giai cấp nông dân Việt Nam thi đua lao động sản xuất, kinh doanh, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2023), cùng nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển của Hội Nông dân Việt Nam.

Đầu năm 1930, Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức tại Cửu Long

 (Hương Cảng - Trung Quốc), Đồng thời Đảng nhấn mạnh “Nông dân là lực lượng to lớn của cách mạng'', vì vậy phải tập hợp nông dân vào một tổ chức dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, đấu tranh giành độc lập tự do và thực hiện cách mạng ruộng đất.

          Tháng 10 năm 1930, Hội nghị Trung ương Đảng thông qua Nghị quyết về việc thành lập Tổng Nông Hội Đông Dương (tên gọi đầu tiên của Hội Nông dân Việt Nam ngày nay). Điều lệ Tổng Nông Hội Đông Dương gồm 8 điều trong đó nêu ra mục đích nhằm ''Thống nhất hết thảy Tổng Nông Hội Đông Dương để tranh đấu, bênh vực quyền lợi hàng ngày của nông dân và để thực hiện cách mạng thổ địa''. Nghị quyết đó đánh dấu bước ngoặc quan trọng trong lịch sử giai cấp nông dân Việt Nam, sự trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt của phong trào nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ Hai, tháng 3 năm 1931 nhấn mạnh ''cần phải đẩy mạnh việc tổ chức Nông hội làng, tuyên truyền sâu rộng chủ trương của Đảng, trong điều kiện địch khủng bố trắng, nông dân cùng các tầng lớp nhân dân đoàn kết đấu tranh, giương cao khẩu hiệu: chống sưu thuế, địa tô, thất nghiệp, chống khủng bố trắng, chống chiến tranh''. Thực hiện Nghị quyết Trung ương Đảng, lần thứ 2, các tổ chức Nông hội được củng cố và trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh của nông dân. Dưới sự lãnh đạo của Nông hội, phong trào nông dân diễn ra mạnh mẽ trong những năm 1932 - 1936. Tháng 3 năm 1937, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp, và quyết định đổi tên Nông hội đỏ thành Nông hội. Chủ trương đúng đắn và kịp thời của Đảng, đã giúp cho Nông hội khắp nơi trong nước phát huy vai trò của mình trong việc tập hợp, lãnh đạo nông dân hợp lực với công nhân và nhân dân lao động đấu tranh đấu quyền dân sinh, dân chủ.

          Dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai đoạn 1939-1945, tổ chức Nông Hội đã vận động nông dân tham gia đấu tranh chống lại phát xít Nhật, cùng cả nước giành chính quyền về tay nhân dân, lập nên nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Giai cấp nông dân và tổ chức Hội Nông dân, tiếp tục tham gia kháng chiến và đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược; Chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ mở ra một thời kỳ mới của cách mạnh Việt Nam, Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Giai đoạn 1954-1975, nông dân và tổ chức Hội Nông dân, tích cực tham gia xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ cứu nước ở miền Nam. Giai đoạn 1975-1986, sau chiến thắng lịch sử 30/4/1975 thống nhất đất nước, cùng với nhân dân cả nước, lực lượng nông dân hưởng ứng, tham gia, từng bước hoàn thiện quan hệ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp ở miền Nam.

                   Ngày 01/3/1988, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Quyết định số 42,  về việc đổi tên Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam, thành Hội nông dân Việt NamĐể đáp ứng nguyện vọng tha thiết của giai cấp nông dân Việt Nam, và theo đề nghị của Đảng đoàn Hội Nông dân Việt Nam, tại phiên họp ngày 17/01/1991, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định lấy ngày 14/10/1930 là ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam.

          Từ lúc thành lập đến nay, tổ chức Hội Nông dân đã thay đổi với nhiều tên gọi khác nhau như: Nông hội đỏ, Nông hội, Việt Nam nông dân cứu quốc Hội, Hội Nông dân giải phóng miền Nam (ở miền Nam), Hội Liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam. Sự thay đổi về tên gọi ở từng giai đoạn khác nhau, nhằm phù hợp và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cũng như thực tiễn cách mạng.

Trải qua 93 năm truyền thống lịch sử của giai cấp nông dân, Hội Nông dân Thị trấn Đức Thọ gắn liền với truyền thống lịch sử của dân tộc, của giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam. Với tinh thần yêu nước và cách mạng, quá trình hình thành và phát triển của giai cấp nông dân Thị nhà, luôn gắn bó mật thiết với lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân và Đảng bộ. Trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử, giai cấp nông dân Thị nhà cũng luôn giữ vững niềm tin vào sự nghiệp cách mạng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Chính quyền, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ chính trị. Hội Nông dân Thị đã tổ chức thành công các kỳ Đại hội đại biểu, đó là những mốc son, đánh dấu sự phát triển và trưởng thành, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao trong từng thời kỳ.

Phát huy truyền thống vẻ vang, lòng yêu nước nồng nàn và tuyệt đối trung thành với Đảng của giai cấp nông dân, Cán bộ, hội viên Hội Nông dân Thị trấn Đức Thọ, tăng cường sự đoàn kết, sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi thử thách thực hiện các nhiệm vụ, công tác Hội và phong trào nông dân năm 2023, nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tham gia xây dựng Thị trấn Đức thọ ngày càng giàu đẹp, văn minh, Tiến tới Thị trấn Đức Thọ đạt chuẩn đô thị văn minh.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
     Bình chọn
    Thống kê: 161.805
    Online: 17