- Theo PGS Trần Đắc Phu, không thể để ai cũng là F0, đến sớm xong sớm vì khi hệ thống y tế cơ sở quá tải, tỷ lệ tử vong sẽ gia tăng.

Những ngày qua trên mạng xã hội liên tục nhận được các chia sẻ của F0. Có những người khi dương tính đã có tâm lý trước sau cũng đến lượt, đến sớm xong sớm. Nhiều người còn chia sẻ "ai rồi cũng F0 cả thôi"

Tâm lý sớm muộn gì cũng thành F0 thì đỡ mệt mỏi hơn, đi làm an tâm hơn đang trở nên phổ biến.

Về mặt dịch tễ học, PGS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng không thể để ai cũng là F0, đến sớm xong sớm. Vì thực tế các bệnh nhân vẫn có nguy cơ trở nặng, khi đó các hệ thống cơ sở y tế sẽ quá tải. Quá tải y tế tương đương với tỷ lệ tử vong sẽ gia tăng. Ở bất cứ điều kiện nào, PGS Trần Đắc Phu cho rằng chúng ta vẫn phải làm chậm quá trình lây nhiễm, số ca F0 vẫn phải trong tầm kiểm soát để đảm bảo an toàn.

Những gia đình có người già, người có bệnh nền mãn tính phải được bảo vệ an toàn vì đây là đối tượng nguy hiểm, dù có tiêm vaccine thì nguy cơ trở nặng vẫn hiện hữu. Hơn nữa, khi bạn nhiễm COVID-19 còn có nguy cơ của hậu COVID-19, dù không nhiều nhưng vẫn có thể bị di chứng.

Người dân cũng không nên chủ quan vì dù đã tiêm vaccine, vẫn có trường hợp trở nặng khi mắc COVID-19. Vì vậy, dù số ca mắc tăng hay xung quanh đều là F0 thì mọi người vẫn cần cố gắng giữ gìn nhất, tuân thủ 5K để bảo vệ bạn và gia đình.

Qua tư vấn cho F0 tại cộng đồng, nhiều trường hợp F0 không báo y tế phường với lý do như báo cũng không giải quyết được gì. Nhiều người sẽ tự tìm cho mình một bác sĩ tư vấn online, còn lại mọi người sẽ tự lên mạng tìm đơn thuốc hoặc ra nhà thuốc mua. Vì vậy, 5000 ca mỗi ngày chỉ là con số nhỏ, thực tế còn nhiều hơn rất nhiều, chưa kể đến số người mắc bệnh không có triệu chứng.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
     Bình chọn
    Thống kê: 161.885
    Online: 4